9
/
172609
Sinh viên kiếm bộn tiền nhờ làm biên đạo
sinh-vien-kiem-bon-tien-nho-lam-bien-dao
news

Sinh viên kiếm bộn tiền nhờ làm biên đạo

Thứ 4, 20/11/2024 | 12:21:00
2,081 lượt xem

Nhiều sinh viên dù không học qua trường lớp đào tạo nhảy múa vẫn kiếm được bộn tiền nhờ làm biên đạo tiết mục văn nghệ dự thi của các lớp.

Nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống sinh viên

Năm cuối cấp, học sinh lớp 12A3 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM mong muốn có một tiết mục dự thi văn nghệ hoành tráng, đầu tư để ghi dấu ấn năm cuối cấp. Nhận được đề bài khó này, Trần Ngọc Thanh Trúc, phụ trách quản lý văn nghệ của lớp, bắt đầu tìm kiếm biên đạo để giúp các em lo từ ý tưởng, dàn dựng, phục trang…

Trương Mỹ An, học sinh lớp 12C10 Trường THPT Võ Trường Toản, Q.12, TP.HCM, cũng cho biết năm học cuối, lớp muốn tạo kỷ niệm đáng nhớ cùng nhau nên quyết định "chơi lớn" bằng việc thuê biên đạo.

Sinh viên kiếm bộn tiền nhờ làm biên đạo- Ảnh 1.

Minh Khánh hướng dẫn học sinh nhảy múa ẢNH: PHƯƠNG VY

Người mà Thanh Trúc lẫn Mỹ An chọn đều là cựu học sinh của trường. Các anh chị sinh viên này dù chưa học qua trường lớp đào tạo nhảy múa nhưng vẫn được học sinh tin tưởng "chọn mặt gửi vàng" vì từng đoạt giải cao trong các cuộc thi văn nghệ lúc còn học THPT. Chưa kể, chi phí cũng mềm hơn so với thuê chuyên gia.

Mai Minh Khánh, sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện, Trường ĐH Văn Lang TP.HCM, chia sẻ anh nhận được lời mời biên đạo cho lớp của Mỹ An gần 2 tháng trước. Họ bắt đầu tập luyện chăm chỉ được khoảng 1 tháng, từ việc biên đạo các động tác, chọn trang phục…

"Theo mình, thách thức lớn nhất của công việc này là làm sao để quản lý các bạn học sinh hiệu quả và hướng dẫn các động tác một cách dễ hiểu, bởi phần lớn các bạn chưa từng tiếp xúc với nhảy múa trước đây", Khánh chia sẻ.

Khánh nhận công việc này vì bản thân thích nhảy flashmod, chưa kể công việc này còn có thu nhập khá ổn. Chỉ riêng đợt văn nghệ tháng này, các tiết mục cơ bản có giá từ 2 - 4 triệu đồng. Các tiết mục cầu kỳ có giá lên đến 10 - 15 triệu đồng. "Thu nhập tùy vào khả năng của người biên đạo. Nhưng dù là mức giá nào, biên đạo đều phải tận tâm, hết mình với lớp", Khánh nói.

Nguyễn Trọng Tín, bạn cùng trường với Khánh, làm biên đạo từ khi học năm nhất ĐH. Tuy học ngành kế toán nhưng Tín rất thích công việc giảng dạy và biểu diễn nghệ thuật. Mùa lễ hội năm nay, Tín nhận biên đạo cho 5 lớp với nhiều loại hình như nhảy, múa… từ các trường tiểu học, THCS, THPT.

"Chiều tối nào mình cũng đều đến trường để hướng dẫn các em. Mỗi ngày mình có thể hướng dẫn được 2 - 3 lớp, tùy vào yêu cầu", Tín bộc bạch.

Nguyễn Vũ Kim Ngân, sinh viên ngành quản trị kinh doanh, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, là biên đạo rất mát tay của học sinh tại Q.12. Cứ thời gian rảnh rỗi, Ngân sẽ nhận biên đạo cho học sinh THPT tại địa phương. Mỗi tiết mục cho lớp tầm 25 - 30 thành viên, Ngân sẽ bỏ túi khoảng 2 - 3 triệu đồng.

"Nghề tay trái này tốn nhiều tâm huyết nhưng giúp mình có thêm tiền để chi trả sinh hoạt phí, đóng tiền học… Tụi mình chưa có thành tích về nhảy múa nên số thù lao không quá cao. Tuy nhiên, công việc này mang lại cho mọi người nhiều cơ hội, rất xứng đáng để thử sức", Ngân nói.

Cải thiện nhiều kỹ năng

Lần đầu làm biên đạo, Trọng Tín rất hồi hộp, học trò cũng khá lúng túng do mới tiếp xúc với nhảy múa. Tuy nhiên, với sự kiên nhẫn của cả thầy và trò, các bạn nhỏ đã có màn trình diễn xuất sắc trong buổi diễn văn nghệ 20.11. Tiết mục hoành tráng này nhanh chóng được nhiều học sinh khác biết đến. Từ đó, Tín nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn.

Sinh viên kiếm bộn tiền nhờ làm biên đạo- Ảnh 2.

Tiết mục của lớp Thanh Trúc tỏa sáng trên sân khấu nhờ việc thuê biên đạo đúng ý ẢNH: NVCC

"Ngoài thu nhập rất ổn định cho sinh viên, công việc này còn giúp mình cải thiện kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian và tổ chức nhóm. Mình cũng học được cách làm việc với nhiều đối tượng học sinh, biết cách kiên nhẫn. Khi thấy học sinh tự tin, thể hiện tốt trên sân khấu, mình cảm thấy sung sướng không gì tả nổi", Tín chia sẻ.

Còn Minh Khánh cho rằng nhờ làm biên đạo nên biết cách bình tĩnh hơn và có thêm kỹ năng quản lý tập thể, xây dựng đội hình...

Cô học trò Thanh Trúc cho biết từ khi có biên đạo, lớp em đã tập luyện nghiêm túc hơn. Bên cạnh đó, lớp còn biết được nhiều động tác, kỹ thuật nhảy mới, tìm được trang phục diễn rất đẹp do biên đạo chọn lựa... Hiện lớp đã lọt vào vòng trong và chuẩn bị đứng trên sân khấu trong đêm chung kết.

Biên đạo Dương Minh Nhựt, người sáng lập Young Dance Crew, khuyên các bạn trẻ yêu thích nghề biên đạo nên trau dồi kiến thức cơ bản và tham gia các lớp học để phát triển kỹ năng. "Học hỏi và chuẩn bị một nền tảng vững chắc sẽ giúp sự nghiệp biên đạo phát triển bền vững", anh chia sẻ.

Còn chị Lê Kim Phụng (biên đạo của nhiều chương trình nổi tiếng như Gương mặt thân quen, Con nhà người ta, Bộ ba ăn ý…) cho rằng điều quan trọng nhất trong biên đạo là thể hiện được tính chất của âm nhạc. Chỉ cần bài nhảy hài hòa với nhạc đã đủ, không nhất thiết phải đưa quá nhiều kỹ thuật cầu kỳ nếu không phù hợp.

Theo chị Phụng, những giây phút đứng trên sân khấu, trình diễn cùng bạn bè sẽ trở thành ký ức khó quên với bất kỳ học sinh nào. Với các biên đạo, đó còn là niềm hạnh phúc khi thấy học trò của mình tự tin và tỏa sáng.

Theo Phương Vy/ Thanh niên

https://thanhnien.vn/sinh-vien-kiem-bon-tien-nho-lam-bien-dao-185241119184729067.htm 

  • Từ khóa

Lực lượng Tàu ngầm, Không quân Hải quân sẽ tham gia diễu binh dịp Quốc khánh

Diễu binh, diễu hành dịp 80 năm Quốc khánh 2-9, ngoài các quân binh chủng diễu binh trên mặt đất, còn có khối xe tăng, tàu ngầm, tàu mặt nước của Hải...
16:44 - 11/07/2025
569 lượt xem

Toàn dân được khám sức khỏe miễn phí từ năm 2026: Người trẻ nói rất vui

Người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ miễn phí ít nhất một lần mỗi năm, từ năm 2026. Thông tin này khiến nhiều người trẻ vui mừng.
14:44 - 11/07/2025
623 lượt xem

Nhận học bổng hơn 7 tỉ đồng nhờ dự án làm sách chữ nổi, sách xúc giác

Nguyễn Mai Vy, nữ sinh lớp 12 chuyên Nga, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, đã chinh phục được học bổng từ Trường Mount Holyoke College (Mỹ). Học...
11:30 - 11/07/2025
682 lượt xem

Chuyện hiếm về trăng Sấm Sét ở Việt Nam: Trăng tròn nhất ngày 17 âm lịch

Trăng tròn tháng 7 này còn được gọi là trăng Sấm Sét. Thông thường, mặt trăng tròn nhất vào ngày 15 hoặc 16 âm lịch hằng tháng. Tuy nhiên lần trăng tròn...
09:57 - 11/07/2025
694 lượt xem

Phường đầu tiên của Hà Nội đưa robot vào phục vụ nhân dân giải quyết thủ tục hành chính

Phường Cửa Nam (thành phố Hà Nội) bắt đầu đưa robot AI vào phục vụ người dân tại điểm hành chính một cửa. Đây là phường đầu tiên trên địa bàn thành phố...
07:14 - 11/07/2025
790 lượt xem