9
/
178362
Từ drama cháy khắp cõi mạng của ViruSs: Cơn sốt hay hiểm họa tâm lý?
tu-drama-chay-khap-coi-mang-cua-viruss-con-sot-hay-hiem-hoa-tam-ly
news

Từ drama cháy khắp cõi mạng của ViruSs: Cơn sốt hay hiểm họa tâm lý?

Thứ 3, 01/04/2025 | 07:55:00
2,253 lượt xem

Drama của ViruSs gây sốt với 4 triệu người theo dõi, liệu có tiềm ẩn hiểm họa tâm lý? Từ hiệu ứng FOMO đến sự hài lòng từ schadenfreude, hiện tượng này ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ.

Từ drama cháy khắp cõi mạng của ViruSs: Cơn sốt hay hiểm họa tâm lý? - Ảnh 1.

Tiến sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An trong buổi tập huấn cho cán bộ Đoàn - Hội TP.HCM về chủ đề Định vị và xác định giá trị bản thân - Ảnh: NVCC

Tuổi Trẻ Online đã trò chuyện cùng tiến sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An - thành viên Hội đồng tư vấn chính sách, pháp luật về thanh thiếu nhi, Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam - xoay quanh sức hút của drama và tác động tiêu cực lên giới trẻ, với đặc biệt nhấn mạnh vào hiện tượng drama của streamer ViruSs.

Vì sao phải thức đêm hóng biến, quay cuồng theo drama?

Theo tiến sĩ Hòa An, khi một chủ đề đang trở thành tâm điểm, nhiều người sẽ theo dõi chỉ để không bị lạc hậu. Việc tham gia vào cuộc thảo luận giúp họ cảm thấy mình vẫn nằm trong dòng chảy thông tin chung của xã hội (hiệu ứng sợ bị bỏ lỡ FOMO - Fear of Missing Out).

Việc theo dõi cuộc sống cá nhân của người khác là một đặc điểm tâm lý phổ biến. Đặc biệt, với những nhân vật có sức ảnh hưởng, công chúng càng có xu hướng muốn tìm hiểu, đánh giá và so sánh với cuộc sống của chính mình.

drama ViruSs - Ảnh 2.

Livestream của ViruSs có lúc thu hút hơn 4 triệu lượt xem.

Trong khi đó, drama thường chứa đựng yếu tố đấu tố, tranh cãi, xúc động hoặc gây sốc, những thứ có khả năng tác động mạnh đến cảm xúc con người hơn so với các nội dung trung tính hay giáo dục.

Cơ chế này giống như cách não bộ phản ứng với tin giật gân, khiến người xem khó có thể rời mắt.

Nhiều gạch đầu dòng cũng được tiến sĩ tâm lý đưa ra giải thích cho việc nhiều người sẵn sàng chi tiền cho livestream drama. Điều này không chỉ xuất phát từ sự tò mò, mà còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố tâm lý.

Chi tiền để có thể đặt câu hỏi, thậm chí chỉ bày tỏ cảm xúc giúp người xem cảm thấy họ có ảnh hưởng đến diễn biến câu chuyện, tạo ra cảm giác kiểm soát dù chỉ trong chốc lát.

Không chỉ vì tò mò, nhiều người còn chi tiền để thể hiện sự ủng hộ hoặc phản đối với nhân vật chính của drama. Điều này làm tăng tính đối đầu, biến mỗi cuộc livestream thành một “chiến trường” tranh cãi. Khác với các nội dung thụ động như phim ảnh, livestream drama cho phép người xem trực tiếp tham gia, khiến họ cảm thấy gắn kết hơn với câu chuyện.

Vì sao công chúng hả hê khi chứng kiến drama?

Tiến sĩ An cho rằng một trong những lý do quan trọng khiến drama hấp dẫn chính là hiệu ứng so sánh xã hội.

Khi người nổi tiếng gặp rắc rối, nhiều người cảm thấy an ủi vì thấy rằng ngay cả những người thành công, giàu có cũng mắc sai lầm và gặp khó khăn. Điều này giúp duy trì cảm giác cân bằng tâm lý, đồng thời giúp một số người quên đi những vấn đề của chính họ.

Ngoài ra, việc theo dõi drama cũng tạo ra tâm lý “thỏa mãn gián tiếp”, giống như cách một số người xem các chương trình thực tế chỉ để thấy người khác gặp thất bại hoặc xung đột.

Hiện tượng này được nghiên cứu trong tâm lý học dưới dạng schadenfreude - cảm giác hài lòng khi chứng kiến người khác gặp khó khăn, xuất phát từ nhu cầu củng cố cái tôi của chính mình.

“Công chúng cần hiểu rằng dù là một sự kiện trên mạng xã hội, nhưng mỗi hành động của chúng ta - like, share, donate - đều có tác động thực tế. Nếu tiếp tục cổ vũ cho drama, chúng ta vô tình góp phần duy trì một vòng xoáy tiêu cực trong xã hội”, tiến sĩ Đào Lê Hòa An kết luận.

Những hệ lụy dài hạn đối với tâm lý công chúng nhìn từ drama ViruSs

Việc tiếp xúc thường xuyên với drama có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là với giới trẻ. Khi quá nhiều nội dung đấu tố, bóc phốt xuất hiện, người trẻ có thể hình thành tâm lý hoài nghi, mất niềm tin vào các mối quan hệ và cảm thấy xã hội đầy rẫy sự giả dối.

Lan truyền rộng rãi các drama làm xói mòn nhận thức về đúng - sai. Bởi khi drama trở thành một hình thức giải trí, những hành vi tiêu cực như công kích cá nhân, bôi nhọ, tung tin thất thiệt có nguy cơ bị bình thường hóa.

Việc tiêu thụ drama không có chọn lọc có thể khiến người trẻ dần mất khả năng phân biệt giữa sự thật và chiêu trò câu view, dễ bị cuốn vào các tin tức giật gân được dàn dựng vì lợi nhuận.

Giải pháp để hạn chế tác động tiêu cực của "nền kinh tế drama"?

Tiến sĩ Đào Lê Hòa An đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hiện tượng này:

- Tăng cường giáo dục về truyền thông số và tư duy phản biện: Giúp người trẻ hiểu rõ cách thức các nội dung giật gân được xây dựng và tránh bị cuốn vào vòng xoáy drama.

- Thúc đẩy nội dung giải trí lành mạnh: Đầu tư vào các chương trình có giá trị giáo dục, thay vì khai thác quá mức đời tư cá nhân để thu hút lượt xem.

- Khuyến khích người dùng mạng xã hội có chọn lọc hơn: Mỗi người cần ý thức rằng việc tiêu thụ và lan truyền drama không chỉ tác động đến bản thân mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng.

- Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý các nội dung tiêu cực: Những trường hợp bôi nhọ, công kích cá nhân cần được kiểm soát chặt chẽ để tránh việc lợi dụng drama vì mục đích thương mại.

Theo Công Triệu/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/tu-drama-chay-khap-coi-mang-cua-viruss-con-sot-hay-hiem-hoa-tam-ly-20250331164455401.htm

  • Từ khóa

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Trong thời gian chờ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều học sinh lên mạng xã hội tìm việc làm thêm, nhiều em đã bị kẻ lừa đảo dụ dỗ vào bẫy 'việc nhẹ...
17:19 - 12/07/2025
268 lượt xem

Lực lượng Tàu ngầm, Không quân Hải quân sẽ tham gia diễu binh dịp Quốc khánh

Diễu binh, diễu hành dịp 80 năm Quốc khánh 2-9, ngoài các quân binh chủng diễu binh trên mặt đất, còn có khối xe tăng, tàu ngầm, tàu mặt nước của Hải...
16:44 - 11/07/2025
889 lượt xem

Toàn dân được khám sức khỏe miễn phí từ năm 2026: Người trẻ nói rất vui

Người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ miễn phí ít nhất một lần mỗi năm, từ năm 2026. Thông tin này khiến nhiều người trẻ vui mừng.
14:44 - 11/07/2025
973 lượt xem

Nhận học bổng hơn 7 tỉ đồng nhờ dự án làm sách chữ nổi, sách xúc giác

Nguyễn Mai Vy, nữ sinh lớp 12 chuyên Nga, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, đã chinh phục được học bổng từ Trường Mount Holyoke College (Mỹ). Học...
11:30 - 11/07/2025
1,020 lượt xem

Chuyện hiếm về trăng Sấm Sét ở Việt Nam: Trăng tròn nhất ngày 17 âm lịch

Trăng tròn tháng 7 này còn được gọi là trăng Sấm Sét. Thông thường, mặt trăng tròn nhất vào ngày 15 hoặc 16 âm lịch hằng tháng. Tuy nhiên lần trăng tròn...
09:57 - 11/07/2025
1,025 lượt xem