11
/
55261
Đào tạo tiến sĩ: Giá rẻ mà đòi chất lượng cao
dao-tao-tien-si-gia-re-ma-doi-chat-luong-cao
news

Đào tạo tiến sĩ: Giá rẻ mà đòi chất lượng cao

Thứ 7, 18/11/2017 | 10:34:44
602 lượt xem

Nếu không giải quyết được vướng mắc của Đề án 911 thì đề án đào tạo 9.000 tiến sĩ sắp tới của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ đi vào vết xe đổ này

Giáo sư Đào Trọng Thi - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - kể rằng khi còn làm giám đốc ĐHQG Hà Nội, rất nhiều GS nước ngoài đã đặt vấn đề nhờ ông tìm giúp các học viên xuất sắc để tuyển làm học trò.

Không tha thiết học bổng nhà nước

Theo GS Thi, các GS nước ngoài rất thích nghiên cứu sinh (NCS) Việt Nam vì vừa thông minh lại chăm chỉ, ham học hỏi, nhiệt tình với công việc của các GS. Cơ hội tìm kiếm học bổng du học đối với những giảng viên giỏi là không mấy khó khăn vì các trường ĐH luôn mở cửa đối với học viên xuất sắc, ngoài ra còn rất nhiều học bổng chính phủ các nước. Chính vì vậy, các giảng viên trẻ không thiết tha với học bổng của Chính phủ Việt Nam qua Đề án 911, vừa ít tiền, sinh hoạt phí thấp, lại nhiều ràng buộc về sau này.

TS Nguyễn Xuân Vang, nguyên Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), cũng cho rằng một trong những nguyên nhân khiến Đề án 911 dừng lại nửa chừng chính là cơ chế tài chính không hấp dẫn đối với ứng viên. Thực tế, nhiều giảng viên nếu không trúng được chương trình học bổng nào mới lựa chọn Đề án 911 vì chế độ học bổng thì thấp và phải chịu nhiều ràng buộc. Ứng viên phải tự nâng cao trình độ tiếng Anh để đáp ứng được yêu cầu của các trường nước ngoài vì nhà nước không bố trí kinh phí đào tạo tiếng Anh cho ứng viên. Thậm chí, nhiều giảng viên đã tham gia ứng tuyển ở đề án này nhưng nếu nhận được học bổng nước ngoài khác thì họ sẽ chọn học bổng nước ngoài.

Chính Bộ GD-ĐT cũng cho rằng cơ chế tài chính cho việc đào tạo tiến sĩ của Đề án 911 còn nhiều bất cập, mức hỗ trợ cho NCS thấp, không sát với thực tế. Cụ thể, đối với phương thức đào tạo toàn thời gian ở trong nước, mức kinh phí hỗ trợ nhóm ngành y dược là 16 triệu đồng/NCS/năm, nhóm ngành xã hội, kinh tế, luật, khách sạn, du lịch và nhóm ngành khác (nằm ngoài các nhóm ngành trên) là 10 triệu đồng/NCS/năm, thời gian hỗ trợ tối đa không quá 3 năm/NCS... Mức thấp hơn nhiều với mức tiền được phê duyệt (67 triệu đồng/NCS/năm), đã khiến cho các giảng viên không thiết tha với Đề án 911, từ đó làm cho mục tiêu của đề án bị phá sản.

Phải gỡ nút thắt về tiền

Để đề án đào tạo 9.000 tiến sĩ không phải dừng lại giữa chừng như Đề án 911 vì không tuyển được NCS, theo GS Đào Trọng Thi, cần phải có cơ chế thông thoáng hơn về tài chính. "Không thể có chuyện giá rẻ mà chất lượng cao, đó là câu chuyện khôi hài, chuyện phiếm chúng ta nói với nhau" - ông Thi ví von.

TS Giang Trần, người từng làm NCS tại Trường ĐH Southern Cross (Úc), cho rằng vấn đề lớn nhất trong đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam hiện nay là chuyện tiền. NCS không có lương, trợ cấp của nhà nước rất thấp, lại phải bỏ tiền túi để đóng học phí, nghiên cứu đề tài nên buộc phải làm thêm nhiều việc khác để kiếm sống, dẫn đến luận án không có chất lượng. "Theo tôi, cần có cơ chế hỗ trợ sinh hoạt phí (học bổng) cho NCS trong quá trình đào tạo để khuyến khích các NCS" - TS Giang Trần góp ý.

Cũng theo GS Đào Trọng Thi, bên cạnh cơ chế tài chính, cần có thêm một cơ chế đãi ngộ xứng đáng để giữ chân các giảng viên. "Mất nhiều năm đi học, bỏ bao công sức để nghiên cứu nhưng khi trở về cơ quan cũ lại phải đối mặt với mức lương giảng viên cọc cạch, hằng ngày vẫn phải lên lớp để nói về những điều xưa cũ thì không thể nào hấp dẫn được giảng viên. Phải cho họ một cơ chế thông thoáng, một môi trường làm việc cởi mở, khoa học thì mới giữ chân được người tài, những giảng viên giỏi" - GS Thi nói.

Theo Yến Anh/ NLĐ

  • Từ khóa

Điểm chuẩn ĐH dự kiến giảm, cân nhắc chọn ngành

Điểm chuẩn năm nay tăng - giảm tùy theo số lượng thí sinh đăng ký vào trường ĐH và ngành học.
07:54 - 11/07/2025
77 lượt xem

Cần giúp học sinh bớt phụ thuộc vào AI

Việc ngăn chặn, phòng ngừa gian lận bằng AI không chỉ bắt đầu từ trước kỳ thi mà phải từ lúc học sinh (HS) bắt đầu tiếp cận với AI.
07:33 - 11/07/2025
86 lượt xem

Khối C vẫn “nóng” tại trường ĐH mạnh về kỹ thuật

Tại Trường ĐH Công nghiệp TP HCM, khối C được sử dụng để xét tuyển mở rộng cơ hội với ngành luật.
16:13 - 10/07/2025
473 lượt xem

Đề xuất 3 giai đoạn thực hiện thi tốt nghiệp THPT trên máy tính

Việc Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu lộ trình thi trên máy tính là tín hiệu tích cực, thể hiện tư duy cải cách mạnh mẽ, bắt nhịp với xu thế giáo...
15:12 - 10/07/2025
511 lượt xem

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo gửi thư chia buồn đến gia đình các học sinh trong vụ cháy tại chung cư Độc Lập

Ngày 8/7, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn gửi thư chia buồn đến thân nhân gia đình các học sinh là nạn nhân trong vụ cháy tại chung cư Độc...
14:20 - 10/07/2025
484 lượt xem