190
/
183388
Đường tồn tại trong cơ thể bao lâu?
duong-ton-tai-trong-co-the-bao-lau
news

Đường tồn tại trong cơ thể bao lâu?

Thứ 3, 22/07/2025 | 10:54:00
2,018 lượt xem

Đường, hay còn gọi là glucose, là nguồn năng lượng chính cho mọi hoạt động sống của cơ thể.

Tuy nhiên, tiêu thụ đường quá nhiều hoặc quá thường xuyên sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe, theo trang sức khỏe Verywell Health.

Bà Brittany Poulson, chuyên gia dinh dưỡng làm việc tại Mỹ, cho biết ngay sau khi ăn, đường bắt đầu đi vào máu và thường được xử lý hết trong vòng từ 2 đến 3 giờ, nhưng thời gian này có thể dài hơn tùy vào nhiều yếu tố như loại thực phẩm, khả năng trao đổi chất, hoạt động thể chất và tình trạng sức khỏe của người tiêu thụ.

Đường tồn tại trong cơ thể bao lâu? - Ảnh 1.

Tiêu thụ đường quá nhiều sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe. ẢNH: AI


Cơ thể xử lý đường như thế nào?

Khi ăn một thực phẩm có chứa đường hoặc carbohydrate, hệ tiêu hóa sẽ phân giải carbohydrate thành glucose tại ruột non.

Glucose nhanh chóng được hấp thụ vào máu, làm lượng đường trong máu tăng lên.

Tuyến tụy lập tức tiết ra insulin - một loại hormone có vai trò đưa glucose từ máu vào tế bào. Tại đây, glucose sẽ được dùng để tạo năng lượng hoặc lưu trữ để sử dụng sau.

Tốc độ glucose đi vào máu phụ thuộc vào loại đường và nguồn thực phẩm. Đường đơn như trong kẹo, bánh ngọt, nước ngọt thường khiến đường huyết tăng nhanh chỉ trong khoảng 15 đến 30 phút sau ăn.

Ngược lại, carbohydrate từ ngũ cốc nguyên hạt có nhiều chất xơ và protein sẽ được tiêu hóa chậm hơn, khiến đường huyết tăng từ từ. Sau khoảng 60 phút, lượng đường trong máu đạt mức cao nhất.

Đối với người khỏe mạnh, cơ thể sẽ đưa mức đường huyết trở lại bình thường sau khoảng 2 đến 3 giờ. Nếu bữa ăn có nhiều tinh bột tinh chế hoặc đường thêm vào, thời gian xử lý có thể kéo dài hơn.

Điều gì ảnh hưởng đến thời gian đường lưu lại trong máu?

Thành phần bữa ăn đóng vai trò rất quan trọng. Khi kết hợp carbohydrate với chất xơ, chất béo hoặc protein, quá trình hấp thụ đường sẽ diễn ra chậm hơn, giúp duy trì mức đường huyết ổn định hơn.

Đường tồn tại trong cơ thể bao lâu? - Ảnh 2.

Đi bộ 10 phút sau bữa ăn giúp cơ thể sử dụng glucose nhanh hơn, giảm thời gian đường lưu lại trong máu ẢNH: AI


Hoạt động thể chất cũng là yếu tố then chốt. Vận động sau bữa ăn, chẳng hạn như đi bộ 10 phút, giúp cơ thể sử dụng glucose nhanh hơn, giảm thời gian đường lưu lại trong máu. Những người thường xuyên vận động sẽ có khả năng điều hòa đường huyết tốt hơn.

Tình trạng trao đổi chất và độ nhạy insulin quyết định khả năng xử lý đường. Người có sức khỏe trao đổi chất tốt sẽ đưa đường huyết trở lại bình thường nhanh chóng. Trong khi đó, người bị kháng insulin, tiền tiểu đường hoặc tiểu đường sẽ mất nhiều thời gian hơn, có khi kéo dài đến nhiều giờ.

Ngoài ra, người lớn tuổi hoặc người thừa cân, béo phì thường có phản ứng chậm hơn với insulin, khiến quá trình xử lý đường bị trì hoãn. Bên cạnh đó, căng thẳng kéo dài và thiếu ngủ làm tăng hormone gây stress, khiến đường huyết khó kiểm soát hơn.

Đường đi về đâu trong cơ thể?

Sau khi insulin đưa glucose từ máu vào tế bào, cơ thể sử dụng đường theo nhiều cách. Nếu đang cần năng lượng, tế bào sẽ dùng glucose ngay lập tức.

Nếu chưa cần dùng, glucose sẽ được dự trữ tại gan và cơ dưới dạng glycogen. Khi kho glycogen đã đầy và cơ thể không vận động nhiều, đường dư thừa sẽ chuyển thành mỡ và tích lũy theo thời gian.

Theo Nguyễn Vy/ Thanh niên

https://thanhnien.vn/duong-ton-tai-trong-co-the-bao-lau-185250721102921336.htm

  • Từ khóa

3 hiểu lầm về đột quỵ khiến người bệnh mất cơ hội sống

Dù ai cũng biết đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm nhưng trong một số trường hợp, chính sự chủ quan đã khiến người bệnh mất đi thời gian vàng để cứu chữa....
15:44 - 25/07/2025
459 lượt xem

Tập trung nhân lực, chuyên môn cứu chữa bệnh nhân vụ tai nạn trên QL1 ở Hà Tĩnh

Theo TS Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, báo cáo nhanh của Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh cho biết, vụ tai nạn đã làm 10 người tử vong và 15 người...
13:22 - 25/07/2025
891 lượt xem

Bước ngoặt trong điều trị động kinh bằng robot định vị thần kinh hàng đầu thế giới

Những cơn động kinh mỗi ngày khiến bé trai 9 tuổi phải luôn trong tầm mắt cha mẹ vì nguy cơ té ngã, chấn thương. Trẻ không còn đáp ứng với các phương pháp...
11:11 - 25/07/2025
577 lượt xem

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long là Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao

Ngày 24/7/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1592/QĐ-TTg kiện toàn Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao. Phó Thủ tướng Chính...
09:36 - 25/07/2025
604 lượt xem

Hy hữu: Người phụ nữ phát hiện có 4 quả thận

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Liên, Trưởng Khoa Ngoại Tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết, các bác sĩ vừa tiến hành ca phẫu thuật đặc biệt...
06:59 - 25/07/2025
668 lượt xem