190
/
57289
Rượu và thuốc không phải là…"rượu thuốc"
ruou-va-thuoc-khong-phai-la-ruou-thuoc
news

Rượu và thuốc không phải là…"rượu thuốc"

Chủ nhật, 21/01/2018 | 19:15:22
838 lượt xem

Rượu thuốc có thể dùng chữa bệnh hoặc có thể "bổ ngang, bổ dọc" hoặc "bổ âm, bổ dương", nhưng dùng rượu chung với thuốc thì rất dễ dàng bổ... ngửa

Uống rượu bia trong thời gian dùng thuốc là tự hại mình Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Rượu bia có thể tương tác với nhiều loại dược phẩm, từ loại được kê toa, không cần kê toa, đến các loại dược thảo tưởng chừng vô hại... Tuy nhiên, sự tương tác này đem lại hậu quả vô cùng tai hại cho sức khỏe. Dưới đây là những loại dược phẩm cần đặc biệt lưu tâm:

Thuốc kháng dị ứng

Rất nhiều loại thuốc kháng dị ứng được bán không cần toa bác sĩ. Nếu không được hướng dẫn kỹ càng, người dùng cứ vô tư mà đưa cay giải sầu theo kiểu "mọi chuyện đã có…thuốc lo". Viện Quốc gia về lạm dụng rượu và nghiện rượu Mỹ (NIAAA) khuyến cáo những người sử dụng các thuốc kháng dị ứng không được "nhắp môi" vì rượu sẽ gây choáng váng, xây xẩm và làm tăng tác động của thuốc. Những loại thuốc kháng dị ứng phổ biến là loratadine, diphenhydramine, chlorpheniramine và ceterizine.

Thuốc chống lo âu

Những người đang dùng các loại thuốc chống lo âu như alprazolam, lorazepam và clonazepam không được uống rượu bia. Nếu quên lo mà chén chú chén anh thì sẽ bị khó thở, ảnh hưởng đến trí nhớ, mất khả năng kiểm soát vận động và ngộ độc thuốc.

Thuốc trị tiểu đường

Những bệnh nhân tiểu đường type 2 đang sử dụng các loại dược phẩm như metformin và glyburide để kiểm soát đường huyết khi uống rượu bia sẽ làm giảm đường huyết (hypoglycaemia) một cách nghiêm trọng. Ở cấp độ nặng có khi phải vào bệnh viện cấp cứu. Nếu uống rượu lúc bụng đói thì mức độ gây hại càng cao.

Thuốc trị cao huyết áp

Có rất nhiều dược phẩm dùng để kiểm soát huyết áp. Thuốc trị cao huyết áp không được uống chung với rượu bia vì có thể gây bất tỉnh, loạn nhịp tim, choáng váng...

Thuốc làm giãn cơ

Những thuốc làm giãn cơ, trị đau cơ thường là những thuốc làm dịu kết hợp với các chất như cyclobenzaprine hay carisoprodol có thể gây xây xẩm, choáng váng, khó thở, suy giảm trí nhớ...

Thuốc giảm đau loại narcotic

Tuyệt đối không được uống rượu khi dùng các thuốc giảm đau narcotic như oxycodone hay hydrocodone vì sẽ gây ra sự rối loạn hành vi, mất kiểm soát vận động, khó thở, có vấn đề về trí nhớ, quá liều thuốc...

Các loại dược thảo

Nhiều người nghĩ rằng dược thảo rất an toàn vì chúng có nguồn gốc thiên nhiên. Tuy nhiên, vài loại dược thảo gây tác hại nghiêm trọng nếu tương tác với bia rượu. Một số gây tổn thương gan, xây xẩm, uể oải...

Thuốc giảm đau thông thường

Đây là sai lầm mọi người thường gặp và hay được "áp dụng" nhất. Khi uống rượu thường hay bị nhức đầu, nhức mình, ta thường "chữa cháy" bằng các loại thuốc giảm đau như paracetamol, aspirine... Paracetamol (panadol) nếu uống chung với rượu sẽ có thể gây tổn thương gan, suy gan. Tại Mỹ, nguyên nhân số 1 gây suy gan là do sử dụng paracetamol chung với rượu bia. Paracetamol không những đứng "solo" mà còn có chung trong thành phần của những loại thuốc khác, do đó càng làm tăng nguy cơ tổn thương gan khi dùng chung rượu bia. Bản thân rượu bia cũng đã là một sát thủ đối với gan. Đằng này lại thêm paracetamol thì cũng như "song kiếm hợp bích" đâm nát lá gan. Đã có vài trường hợp suy gan nặng do uống paracetamol chung với rượu đến nỗi phải ghép gan.

Riêng aspirin và các chất kháng viêm không steroidal (nonsteroidal anti-inflammatory drugs - NSAIDs) sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa. Nguy cơ này càng tăng thêm nếu bụng đói, uống rượu bia...

Thuốc kháng trầm cảm

Những bệnh nhân trầm cảm càng nên đặc biệt lưu ý. Khi trầm cảm người ta thường "mượn rượu giải sầu". Tuy nhiên, các loại thuốc kháng trầm cảm sẽ gây hại cho cơ thể khi uống rượu. Rượu làm tăng hoạt động của thuốc nên nguy cơ ngộ độc thuốc dễ xảy ra. Các loại thuốc trầm cảm khi dùng chung với rượu sẽ càng tăng thêm cảm giác vô vọng và làm tăng nguy cơ tự kết liễu đời mình. 

Kẻ "lừa thầy, phản bạn"


Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo rằng tốt nhất là nên tránh xa rượu bia khi đang dùng dược phẩm bởi vì rượu bia có thể làm tăng hay giảm tác động của thuốc. Các dạng dược phẩm khác nhau sẽ có những tương tác khác nhau đối với rượu bia. Nếu không lưu ý, không cẩn trọng là bạn tự "thuốc" mình.


Dù là bệnh mãn tính dùng thuốc suốt đời hay dùng thuốc để chữa những bệnh cấp thời, rượu bia bao giờ cũng là kẻ "lừa thầy, phản bạn". Do chưa có nghiên cứu nào về việc uống rượu trước hay sau uống thuốc bao lâu thì cặp đôi không hại gan nên lời khuyên tốt nhất là đừng uống rượu trong khi dùng thuốc.


Theo Nguyễn Bá Huy Cường/ NLĐ

  • Từ khóa

Từ 2026 người dân được khám sức khỏe định kỳ miễn phí

'Khám sức khỏe định kỳ là để người dân chủ động đánh giá tình trạng hiện tại, dự phòng, tầm soát, chẩn đoán sớm các bệnh lý có thể xảy ra, giúp ngành y tế...
07:59 - 10/07/2025
379 lượt xem

Bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Các chuyên gia đề xuất ban hành chế tài xử phạt đủ mạnh để buộc các cơ sở khám chữa bệnh và nhà thuốc thực hiện nghiêm túc quy định kê đơn thuốc điện...
06:15 - 10/07/2025
357 lượt xem

Mức hưởng bảo hiểm y tế trong quân đội áp dụng từ tháng 7/2025

Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 63/2025/TT-BQP ngày 01/7/2025 quy định, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 70/2015/NĐ-CP ngày 01/9/2015...
15:22 - 09/07/2025
401 lượt xem

Loại thời tiết 'đáng chán' nhưng giúp bạn tăng mức độ hạnh phúc

Một nghiên cứu khoa học chứng minh loại thời tiết có thể giúp chúng ta tăng mức độ hạnh phúc, cải thiện khả năng tập trung và thậm chí ngủ ngon hơn.
14:46 - 09/07/2025
443 lượt xem

Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh từ cây vông nem

Việt Nam hiện có khoảng 7 triệu người mắc tiểu đường, trong đó có khoảng 55% số người bệnh đã bị biến chứng. Đáng chú ý, số người bị bệnh này đang gia...
12:50 - 09/07/2025
468 lượt xem