190
/
57514
Trời lạnh coi chừng ngộ độc khí CO khi sưởi ấm bằng than
troi-lanh-coi-chung-ngo-doc-khi-co-khi-suoi-am-bang-than
news

Trời lạnh coi chừng ngộ độc khí CO khi sưởi ấm bằng than

Chủ nhật, 28/01/2018 | 08:58:51
714 lượt xem

Đốt than để sưởi trong phòng kín sẽ gây thiếu oxy, sinh ra nhiều khí CO làm bạn nhiễm độc, nhất là khi đang ngủ.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Ninh, khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park TP HCM cho biết khi trời lạnh mọi người có thói quen dùng than củi để sưởi ấm. Tuy nhiên đốt than sưởi trong phòng chật hẹp, đóng kín cửa sẽ gây thiếu oxy sinh ra nhiều khí CO khiến bạn dễ nhiễm độc, nhất là đang ngủ bạn sẽ ngất lịm.

Cách đây một năm, cháu bé một tuổi ở Quảng Nam tử vong còn bố mẹ bất tỉnh do đốt lò than sưởi ấm trong phòng ngủ. Một gia đình ở Thanh Hóa phải nhập viện do ngạt khí than khi sưởi. Ở Hà Tĩnh cũng xảy ra 3 trường hợp tử vong trong phòng ngủ do đốt than củi.

Bác sĩ Ninh khuyến cáo dùng than sưởi ấm trong phòng kín rất nguy hiểm.Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 50.000 ca nhập viện, 1.200 người chết do ngộ độc khí CO không liên quan đến hỏa hoạn. Ngộ độc CO là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ. Ở Việt Nam chưa có thống kê cụ thể.

Một số nguồn có thể sinh ra khí CO như hệ thống sưởi ấm hoạt động kém chất lượng, lò sưởi dầu lửa, lò nướng than, bếp cắm trại, máy phát điện dùng xăng và động cơ xe hoạt động ở khu vực thông khí kém.

Ngộ độc khí CO. 

Bệnh nhân bị ngộ độc khí CO.

Nạn nhân hít phải khí CO thường có những triệu chứng đau đầu, buồn nôn, chóng mặt và có thể chẩn đoán nhầm với các bệnh lý như nhiễm virus cấp. Nếu bệnh nhân không có chấn thương hoặc bỏng, triệu chứng trong ngộ độc CO thường là bị thay đổi tình trạng tinh thần, do đó việc kiểm tra thần kinh là rất quan trọng. Ngộ độc CO nặng có thể gây ra co giật, lú lẫn, hôn mê, ngất, tim mạch, thiếu máu cơ tim, loạn nhịp thất, phù phổi.

Cách sơ cứu người nhiễm độc khí CO

- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc càng nhanh càng tốt.

- Nếu nạn nhân thở yếu, ngừng thở, nhanh chóng thổi ngạt miệng - miệng hay miệng - mũi.

- Nếu nạn nhân hôn mê thì cần cho nằm nghiêng tư thế an toàn.

- Nhanh chóng gọi 115 để hỗ trợ.

- Để tránh hít phải khí độc cần lấy khăn thấm nước che miệng và mũi để giúp lọc không khí khi hít thở. Tốt nhất là dùng mặt nạ chống khói nếu có.

- Các bệnh nhân hôn mê, hoặc những người có tình trạng tâm thần nặng, phải được đặt nội khí quản nhanh chóng và thở máy bằng cách sử dụng oxy 100%.

CO là một loại khí không mùi, không vị, không màu, không gây kích ứng, được hình thành bằng quá trình đốt hydrocarbon. Nồng độ trong khí quyển của CO thường thấp hơn 0,001%, nhưng có thể cao hơn ở khu vực đô thị hoặc môi trường kín. CO cũng có thể kích hoạt phản ứng viêm gây ra phản ứng oxy hóa lipid hệ thần kinh trung ương và gây những biến chứng thần kinh kéo dài về sau.


Theo Cao Khẩm/VnExpress

  • Từ khóa

Cách ăn tinh bột giúp giảm 26% nguy cơ cao huyết áp

Nghiên cứu mới dựa trên 182.000 người cho thấy một thay đổi nhỏ trong cách tiêu thụ tinh bột - ví dụ "đổi màu" cơm - sẽ đem lại lợi ích bất ngờ.
13:51 - 12/07/2025
178 lượt xem

Sau tập luyện cường độ cao, cơ thể cần bổ sung thực phẩm nào để hồi phục?

Nạp lại năng lượng từ carbohydrate, phục hồi cơ bắp bằng protein chất lượng cao, bù nước và điện giải đúng cách, ngủ đủ giấc để phục hồi sâu... là những...
08:07 - 12/07/2025
335 lượt xem

Những nguyên nhân không ngờ bí mật đẩy đường huyết tăng vọt

Mọi người vẫn nghĩ rằng chỉ cần kiêng chất đường bột và đồ ngọt thì sẽ yên tâm về mức đường huyết.
15:55 - 11/07/2025
729 lượt xem

Định hình chính sách dân số vì quyền con người và phát triển bền vững

Sáng 11/7, Bộ Y tế phối hợp Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ mít-tinh hưởng ứng Ngày Dân số thế giới (11/7) năm 2025.
14:35 - 11/07/2025
750 lượt xem

Chuyên gia: Uống chừng này nước mỗi ngày có thể cứu bạn khỏi đột quỵ

Uống đủ nước có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cơ thể cần đủ nước để hoạt động bình thường và mọi người không thể sống sót quá 3 ngày nếu không có đủ...
11:45 - 11/07/2025
813 lượt xem