190
/
63866
6 bước trước khi ngủ tránh hạ đường huyết ban đêm
6-buoc-truoc-khi-ngu-tranh-ha-duong-huyet-ban-dem
news

6 bước trước khi ngủ tránh hạ đường huyết ban đêm

Thứ 5, 02/08/2018 | 07:16:19
1,206 lượt xem

Không bỏ qua bữa ăn tối, tránh tập thể dục quá mức trong 2 giờ trước ngủ.

Bác sĩ Lê Minh Quang, Bệnh viện Quốc tế City (TP HCM) cho biết hạ đường máu trong đêm thường gặp ở người bệnh tiểu đường. Tình trạng này do nhiều yếu tố, từ tập thể dục quá gần giờ ngủ đến uống bia rượu buổi tối. Nếu không được điều trị, hạ đường máu trong đêm có thể dẫn đến đau đầu, mất ngủ, nặng thì co giật, thậm chí tử vong. 

Có thể ngăn chặn tình trạng đường máu thấp trong khi ngủ bằng 6 bước đơn giản sau:

Kiểm tra đường máu trước khi ngủ

Tất cả bệnh nhân mắc tiểu đường có nguy cơ hạ đường máu đều nên kiểm tra lượng đường trong máu trước khi đi ngủ. Tùy mức độ thấp của đường trong máu, bổ sung lượng phù hợp thức ăn. Nếu sử dụng máy bơm insulin, nên xem xét việc tạm thời giảm liều lượng insulin.

Ảnh: diabetes

Ảnh: diabetes

Nhận biết các dấu hiệu đường máu thấp 

Triệu chứng hạ đường huyết xuất hiện khi lượng đường trong máu giảm dưới 70 mg/dl, bao gồm run rẩy, ra mồ hôi, nhầm lẫn, hành vi thất thường, đau đầu. Một số bệnh nhân có thể bị tình trạng "mất nhận biết tình trạng hạ đường huyết" sẽ không cảm thấy các triệu chứng của đường máu thấp.

Đường máu giảm mà không có triệu chứng dễ khiến bạn gặp nguy hiểm.

Đừng bỏ qua bữa ăn tối

Bỏ qua bữa ăn tối hoặc ăn quá ít là một trong những nguyên nhân gây hạ đường máu trong đêm. Nên có bữa ăn tối lành mạnh, cân đối và chú ý đến số lượng thức ăn.

Tránh tập thể dục quá mức vào tối muộn

Tập thể dục thường xuyên rất có ích cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên không nên tập thể dục nhiều ngay gần giờ đi ngủ vì có thể gây hạ đường máu trong đêm. Nên tránh tập thể dục trong vòng hai giờ trước khi đi ngủ. Nếu mức đường trong máu dưới 100 mg/dl sau khi tập thể dục, nên ăn thêm gấp đôi số lượng thức ăn trước khi đi ngủ.

Hạn chế uống bia rượu buổi tối

Tiêu thụ thường xuyên thức uống có cồn như bia rượu có thể làm tăng nguy cơ bị hạ đường huyết ban đêm. Chỉ nên uống ở mức vừa phải, không quá một đơn vị cồn một ngày với phụ nữ và hai đơn vị mỗi ngày với nam giới. Một đơn vị tương đương một chai bia hoặc một ly rượu vang. Nếu uống bia rượu vào buổi tối, nên ăn thêm thức ăn.

Hãy chuẩn bị thức ăn uống sẵn sàng

Nếu bạn thường thức dậy với các triệu chứng hạ đường máu, nên có một số thứ để sẵn ngay cạnh giường như nước ngọt, nước trái cây để có thể dùng ngay mà không cần phải rời khỏi giường. 

Theo Lê Phương/VnExpress

  • Từ khóa

Những nguyên nhân không ngờ bí mật đẩy đường huyết tăng vọt

Mọi người vẫn nghĩ rằng chỉ cần kiêng chất đường bột và đồ ngọt thì sẽ yên tâm về mức đường huyết.
07:53 - 13/07/2025
281 lượt xem

Cách ăn tinh bột giúp giảm 26% nguy cơ cao huyết áp

Nghiên cứu mới dựa trên 182.000 người cho thấy một thay đổi nhỏ trong cách tiêu thụ tinh bột - ví dụ "đổi màu" cơm - sẽ đem lại lợi ích bất ngờ.
13:51 - 12/07/2025
736 lượt xem

Sau tập luyện cường độ cao, cơ thể cần bổ sung thực phẩm nào để hồi phục?

Nạp lại năng lượng từ carbohydrate, phục hồi cơ bắp bằng protein chất lượng cao, bù nước và điện giải đúng cách, ngủ đủ giấc để phục hồi sâu... là những...
08:07 - 12/07/2025
906 lượt xem

Những nguyên nhân không ngờ bí mật đẩy đường huyết tăng vọt

Mọi người vẫn nghĩ rằng chỉ cần kiêng chất đường bột và đồ ngọt thì sẽ yên tâm về mức đường huyết.
15:55 - 11/07/2025
1,241 lượt xem

Định hình chính sách dân số vì quyền con người và phát triển bền vững

Sáng 11/7, Bộ Y tế phối hợp Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ mít-tinh hưởng ứng Ngày Dân số thế giới (11/7) năm 2025.
14:35 - 11/07/2025
1,292 lượt xem