4
/
53623
Trồng lúa không thể giàu, tại sao phải xuất khẩu gạo giá rẻ?
trong-lua-khong-the-giau-tai-sao-phai-xuat-khau-gao-gia-re
news

Trồng lúa không thể giàu, tại sao phải xuất khẩu gạo giá rẻ?

Thứ 4, 27/09/2017 | 06:40:42
429 lượt xem

“Trồng lúa không thể giúp nông dân làm giàu, tại sao chúng ta phải trồng những giống lúa chất lượng thấp để rồi đem xuất khẩu với giá rẻ trong hơn 1/4 thế kỷ qua với vị trí số 2, số 3 thế giới? Hiện nay, cần một nền nông nghiệp công nghệ cao, cần thay đổi tư duy về an ninh lương thực”.

 >> Sao nông dân trồng lúa mãi nghèo?
 >> Bi kịch nhiều ruộng vẫn nghèo: Trồng lúa thu nhập 25.000 đồng/ngày

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Phong - Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn phát triển kinh tế, Hội Khoa học kinh tế - đã nêu quan điểm khi thảo luận về Chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế, tại Hội nghị về phát triển bền vững vùng Đồng bằng Sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu (ĐBSCL) sáng nay (26/9), tại TP. Cần Thơ.

Trồng lúa không thể làm… giàu!

Ông Long đưa ra thống kê, của vùng ĐBSCL đóng góp khoảng 18% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), với 90% lượng gạo xuất khẩu, gần 60% xuất khẩu thủy sản và 70% sản lượng trái cây của cả nước.

Theo ông Long, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội đạt được thời gian qua là rất to lớn, nhưng ĐBSCL đang phải trả giá do những hệ lụy từ khai thác của con người và của các quy hoạch “trái tự nhiên”. ĐBSCL là 1 trong 3 châu thổ lớn của thế giới bị đe dọa nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu.

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Phong thẳng thắn: Trồng lúa không thể giúp nông dân làm giàu

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Phong thẳng thắn: "Trồng lúa không thể giúp nông dân làm giàu"

“Từ biến đổi khí hậu buộc nền kinh tế vùng ĐBSCL phải có sức cạnh tranh cao hơn và phải có chỗ đứng trong chuỗi giá trị toàn cầu, thích ứng với diễn biến của khí hậu, cạnh tranh toàn cầu và các lợi thế mới của cách mạng công nghiệp 4.0” - ông Long nói.

Vị Tiến sĩ đưa ra các định hướng giải pháp chuyển đổi mô hình phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó nhấn mạnh đến việc đổi mới tư duy, chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp và phát triển bền vững toàn vùng.

“Trồng lúa không thể giúp nông dân làm giàu, vậy tại sao chúng ta phải trồng những giống lúa chất lượng thấp để rồi đem xuất khẩu với giá rẻ trong hơn 1/4 thế kỷ qua với vị trí số 2, số 3 thế giới? Nhiều người còn cho rằng đó là góp phần vào nguồn an ninh lương lực thế giới.” - ông Long nêu vấn đề.

Ông Long cho rằng, hiện nay cần một nền nông nghiệp công nghệ cao, cần thay đổi tư duy về an ninh lương thực. Vì vậy, nên giảm diện tích đất canh tác lúa ở mức hợp lý, không đặt mục tiêu trồng lúa để xuất khẩu với giá rẻ, vì nông dân không có lãi và Nhà nước lại phải đầu tư lớn.

Phải dừng trồng nhiều lúa, tăng GDP

Thảo luận về thực trạng và giải pháp chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp - công nghiệp và phân bố không gian sản xuất của vùng ĐBSCL, ông Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng trường Đại học Nam Cần Thơ - cho biết, Nhà nước hầu hết đầu tư tổ chức sản xuất nông nghiệp chỉ cho cây lúa mà không màng gì đến phí tổn rất cao, không hiệu quả kinh tế và thiệt hại về lợi tức của nông dân trồng lúa.

Theo các chuyên gia, cần phải dừng thời kỳ trồng nhiều lúa và chuyển sang thời kỳ tăng GDP

Theo các chuyên gia, cần phải dừng thời kỳ trồng nhiều lúa và chuyển sang thời kỳ tăng GDP

“Chăn nuôi, trồng trọt đều tự phát, tự nuôi với kinh nghiệm dân gian, kỹ thuật không phù hợp với biến đổi khí hậu. Cây mía tuy có đầu ra ổn định với nhà máy đường, nhưng canh tác cá thể, diện tích manh mún, hiệu quả kinh tế không cao, hệ thống khoa học quá yếu...” - ông Xuân cho hay.

Hiệu trưởng trường Đại học Nam Cần Thơ cho biết, công nghiệp phục vụ nông nghiệp chủ yếu là cơ giới hoá trồng lúa từ chuẩn bị đất đến thu hoạch và sau thu hoạch như sấy lúa, xay xát. Nhà máy chế biến ra gạo thường không truy được nguồn gốc vì phần lớn lúa qua thương lái mua gom, gạo phần lớn không thương hiệu.

Trong khi đó, chế biến thủy hải sản và trái cây chủ yếu là đầu tư tự phát, mua nguyên liệu qua thương lái theo kiểu “ăn xôi ở thì”, thành phẩm không thương hiệu nổi tiếng.

“Nông dân trồng cây ăn quả tự phát, nhà máy chế biến cũng tự phát, cả 2 bên chưa gắn kết được với nhau vì nhà nước không có biện pháp cho những cây trồng ngoài cây lúa, nên không ai quy hoạch vùng trồng nguyên liệu. Vấn đề chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp vùng ĐBSCL mọi lãnh đạo đều lúng túng không biết phải phá vỡ quán tính trồng lúa như thế nào.” - ông Xuân nhấn mạnh.

ĐBSCL cần thay đổi tư duy về nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp công nghệ cao

ĐBSCL cần thay đổi tư duy về nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp công nghệ cao

Ông Xuân đặc biệt lưu ý, với ĐBSCL thời kỳ biến đổi khí hậu buộc phải tiết kiệm nước ngọt tối đa, phải tạm dừng thời kỳ chuyên trồng nhiều lúa, phải chuyển sang thời kỳ làm tăng GDP, tăng thu nhập của nông dân.

Theo Châu Như Quỳnh/Dân trí

  • Từ khóa

Coca-Cola xây thêm nhà máy quy mô lớn nhất tại Việt Nam

Nhà máy tại tỉnh Tây Ninh có quy mô lớn nhất của Coca-Cola ở Việt Nam do Tập đoàn Swire Coca-Cola (Mỹ, Anh) cùng đầu tư
14:59 - 11/07/2025
403 lượt xem

Thu thuế VAT tự động với hàng nhập chuyển phát nhanh dưới 1 triệu đồng

Cơ quan hải quan vừa thông báo về việc triển khai thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động đối với hàng hóa nhập khẩu giá trị nhỏ thông qua dịch vụ chuyển...
14:16 - 11/07/2025
421 lượt xem

Thị trường hàng hóa giằng co trước áp lực thuế quan và lo ngại nguồn cung

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho biết, chốt phiên giao dịch hôm qua (10/7), chỉ số MXV-Index gần như đi ngang, duy trì ổn định quanh mức 2.213 điểm....
11:47 - 11/07/2025
501 lượt xem

Tràn lan 'hàng nhà làm' nhiều rủi ro

Từ khô bò, bánh trung thu, giò chả... được rao bán là 'hàng nhà làm' nhan nhản trên chợ mạng nhưng không hạn sử dụng, không nguồn gốc, chất lượng không...
09:44 - 11/07/2025
545 lượt xem

Xuất khẩu rau quả trở lại "đường đua"

Dù xuất khẩu rau quả ghi nhận tín hiệu khả quan song thực tế nhiều sản phẩm vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của những thị trường khó...
09:25 - 11/07/2025
542 lượt xem