190
/
182763
Tích hợp định danh cá nhân vào đơn thuốc
tich-hop-dinh-danh-ca-nhan-vao-don-thuoc
news

Tích hợp định danh cá nhân vào đơn thuốc

Thứ 2, 07/07/2025 | 17:39:00
1,572 lượt xem

Theo quy định mới từ Bộ Y tế, đơn thuốc kê cho người bệnh phải có thông tin về số định danh cá nhân hoặc số căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người bệnh. Quy định này nhằm quản lý việc kê đơn thuốc ngoại trú minh bạch hơn.

Cụ thể, Thông tư 26/2025/TT-BYT do Bộ Y tế vừa ban hành, có quy định về yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc gồm: Ghi đầy đủ, rõ ràng và chính xác các mục trong đơn thuốc hoặc trong hồ sơ bệnh án của người bệnh; ghi thông tin về số định danh cá nhân hoặc số căn cước công dân hoặc số căn cước hoặc số hộ chiếu của người bệnh; ghi thông tin về nơi cư trú của người bệnh.

Riêng đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi, phải ghi số tháng tuổi, cân nặng của trẻ, họ và tên người đưa trẻ đến khám bệnh, chữa bệnh.

Tích hợp định danh cá nhân vào đơn thuốc- Ảnh 1.

Đơn thuốc điện tử phải ghi thông tin số định danh cá nhân hoặc số căn cước công dân hoặc số căn cước hoặc số hộ chiếu của người bệnh - Ảnh: VGP/HM

 Đơn giản hoá thủ tục, tránh sai sót

Ông Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, việc tích hợp số định danh cá nhân vào đơn thuốc là một bước tiến quan trọng nhằm đồng bộ hóa dữ liệu y tế với hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư. Đây cũng là việc triển khai theo đúng tinh thần Đề án 06 của Chính phủ.

Khi người dân sử dụng số định danh cá nhân, nhiều thông tin hành chính như họ tên, ngày sinh, giới tính, địa chỉ… sẽ được tự động hiển thị trên hệ thống. Điều này sẽ giúp giảm thời gian kê đơn, hạn chế sai sót và đơn giản hóa thủ tục cho cả người bệnh và nhân viên y tế.

"Về lâu dài, đây cũng là nền tảng quan trọng để xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử thống nhất, phục vụ tốt hơn cho việc chăm sóc sức khỏe liên tục và quản lý thông tin y tế của người dân", ông Vương Ánh Dương nhấn mạnh.

Đối với việc kết nối dữ liệu kê đơn thuốc và quản lý dược giúp kiểm soát lạm dụng thuốc, lãnh đạo Cục Quản lý khám chữa bệnh cho rằng, hệ thống kết nối sẽ phát hiện kịp thời đơn thuốc sai, thuốc bán không đúng kê đơn. Còn với người dân, mã QR trên đơn điện tử sẽ cho phép tra cứu loại thuốc, liều dùng, lịch sử điều trị một cách minh bạch và dễ theo dõi.

Thời gian tới, Bộ Y tế cho biết, sẽ tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, cập nhật phần mềm, đặc biệt ưu tiên hướng dẫn tuyến y tế cơ sở - để đảm bảo mọi cơ sở khám, chữa bệnh đều có thể triển khai hiệu quả.

Hạn "chót" bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Cũng theo Thông tư 26/2025/TT-BYT, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc điện tử trước ngày 1/10/2025. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc điện tử trước ngày 1/1/2026.

Theo đó, đơn thuốc điện tử phải được lập, hiển thị, ký số, chia sẻ, lưu trữ bằng phương thức điện tử và có giá trị pháp lý như đơn thuốc giấy. Bộ Y tế sẽ cấp mã định danh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và mã người hành nghề cho đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý thông qua hệ thống đơn thuốc quốc gia.

Theo thống kê của Hội Tin học y tế Việt Nam, đến nay, cả nước có khoảng hơn 60% các bệnh viện thực hiện kê đơn thuốc điện tử và liên thông đơn thuốc quốc gia. Các trạm y tế, tỷ lệ này đạt khoảng 80%. Khu vực y tế tư nhân (các phòng khám đa khoa, chuyên khoa) có tỷ lệ thấp nhất, khoảng 20%.

Trong số hơn 20.000 thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam, hiện có khoảng 85% đang là thuốc phải kê đơn.

Cũng theo Bộ Y tế, việc kê đơn thuốc điện tử và liên thông đơn thuốc với hệ thống đơn thuốc quốc gia nhằm giám sát việc kê đơn của mỗi bác sĩ, đảm bảo tính minh bạch, chính xác, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người bệnh, không bị mua sai thuốc so với đơn kê, những thuốc nào đã mua, nhất là thuốc kháng sinh…

Trên mỗi đơn thuốc điện tử, cơ quan quản lý sẽ truy xuất được thông tin chi tiết nguồn gốc đơn; xem được thông tin chi tiết của bác sĩ kê đơn (mã người hành nghề), tài liệu chứng chỉ hành nghề, cơ sở hoạt động… Từ đó, cũng đảm bảo đơn thuốc có cơ sở pháp lý đúng, đủ, chính xác, đúng thẩm quyền hành nghề.

Bộ Y tế cũng lưu ý, trong quá trình thực hiện các quy định tại Thông tư 26/2025/TT-BYT, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế để xem xét và giải quyết.

Theo Thúy Hà/ Báo Chính phủ

https://baochinhphu.vn/tich-hop-dinh-danh-ca-nhan-vao-don-thuoc-102250707140546712.htm 

  • Từ khóa

Cách ăn tinh bột giúp giảm 26% nguy cơ cao huyết áp

Nghiên cứu mới dựa trên 182.000 người cho thấy một thay đổi nhỏ trong cách tiêu thụ tinh bột - ví dụ "đổi màu" cơm - sẽ đem lại lợi ích bất ngờ.
13:51 - 12/07/2025
442 lượt xem

Sau tập luyện cường độ cao, cơ thể cần bổ sung thực phẩm nào để hồi phục?

Nạp lại năng lượng từ carbohydrate, phục hồi cơ bắp bằng protein chất lượng cao, bù nước và điện giải đúng cách, ngủ đủ giấc để phục hồi sâu... là những...
08:07 - 12/07/2025
588 lượt xem

Những nguyên nhân không ngờ bí mật đẩy đường huyết tăng vọt

Mọi người vẫn nghĩ rằng chỉ cần kiêng chất đường bột và đồ ngọt thì sẽ yên tâm về mức đường huyết.
15:55 - 11/07/2025
988 lượt xem

Định hình chính sách dân số vì quyền con người và phát triển bền vững

Sáng 11/7, Bộ Y tế phối hợp Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ mít-tinh hưởng ứng Ngày Dân số thế giới (11/7) năm 2025.
14:35 - 11/07/2025
1,026 lượt xem

Chuyên gia: Uống chừng này nước mỗi ngày có thể cứu bạn khỏi đột quỵ

Uống đủ nước có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cơ thể cần đủ nước để hoạt động bình thường và mọi người không thể sống sót quá 3 ngày nếu không có đủ...
11:45 - 11/07/2025
1,078 lượt xem