16
/
181038
Những quy định về nghỉ không lương mà người lao động cần biết
nhung-quy-dinh-ve-nghi-khong-luong-ma-nguoi-lao-dong-can-biet
news

Những quy định về nghỉ không lương mà người lao động cần biết

Thứ 6, 30/05/2025 | 14:50:00
2,034 lượt xem

BGTV- Tôi là người lao động đang làm việc cho một công ty, xin hỏi luật sư: tôi có thể xin nghỉ không lương được không? Nếu được, tôi có thể nghỉ tối đa bao lâu? Quyền lợi của người lao động khi nghỉ không lương hiện quy định như thế nào?

Luật sư Nguyễn Thị Phong Lan (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), Giám đốc Công ty Luật TNHH Intelico giải đáp về vấn đề này như sau:

Luật sư Nguyễn Thị Phong Lan

1. Các trường hợp được nghỉ không hưởng lương theo quy định pháp luật 

Căn cứ Điều 115 của Bộ luật Lao động 2019, người lao động có thể nghỉ không hưởng lương trong các trường hợp sau:

Nghỉ việc riêng không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động

- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết: Được nghỉ 01 ngày.

- Cha hoặc mẹ kết hôn: Được nghỉ 01 ngày.

- Anh, chị, em ruột kết hôn: Được nghỉ 01 ngày.

(Trường hợp người lao động được quyền nghỉ theo quy định pháp luật và chỉ phải thông báo cho người sử dụng lao động mà không cần sự đồng ý của người sử dụng lao động.)

Nghỉ không lương theo thỏa thuận

Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương vì các lý do khác.

(Trường hợp này người lao động được nghỉ khi có sự đồng ý của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có quyền từ chối yêu cầu nghỉ không lương của người lao động và không bị coi là vi phạm pháp luật.)

2. Thời gian nghỉ không lương tối đa

Đối với các trường hợp nghỉ việc riêng không hưởng lương được quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019, thời gian nghỉ là 01 ngày.

Đối với các trường hợp nghỉ không lương do thỏa thuận, pháp luật hiện hành không quy định giới hạn thời gian tối đa cho việc nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận. Do đó, người lao động và người sử dụng lao động có thể thống nhất về số ngày nghỉ không lương. Số ngày được nghỉ phụ thuộc vào thiện chí của người sử dụng lao động.

3. Quyền lợi của người lao động khi nghỉ không lương

Về tiền lương: Trong thời gian nghỉ không hưởng lương, người lao động không được hưởng lương.

Về Bảo hiểm xã hội: Theo Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH, nếu người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này cũng không được tính để hưởng BHXH.

Về ngày phép năm: 

Thời gian người lao động nghỉ không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý, và cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm, thì vẫn được tính là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm (Khoản 4 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).

Nếu thời gian nghỉ không lương vượt quá 01 tháng trong năm, phần vượt quá sẽ không được tính vào thời gian làm việc để tính ngày phép năm.

Các quyền lợi khác: Người lao động vẫn được đảm bảo các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận với người sử dụng lao động (nếu có).

4. Trách nhiệm của các bên

Trách nhiệm của người lao động: 

- Phải thông báo rõ ràng về lý do và thời gian xin nghỉ không lương.

- Chủ động thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời gian và các quyền lợi liên quan đến việc nghỉ không lương, trừ trường hợp nghỉ việc riêng 01 ngày.

- Tuân thủ quy trình xin nghỉ của công ty (nếu có).

Trách nhiệm của người sử dụng lao động: 

- Có trách nhiệm giải quyết yêu cầu nghỉ việc riêng của người lao động theo đúng quy định pháp luật (01 ngày) mà không được từ chối. Nếu người sử dụng lao động từ chối sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 4.000.000 đồng – 10.000.000 đồng (Khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

- Xem xét và thỏa thuận với người lao động về việc nghỉ không lương theo yêu cầu của người lao động. Người sử dụng lao động có quyền từ chối yêu cầu nghỉ không lương theo thỏa thuận mà không bị coi là phạm pháp luật. Để tránh mâu thuẫn giữa các bên, đảm bảo môi trường lao động an toàn, thân thiện, người sử dụng lao động nên trao đổi, giải thích rõ ràng cho người lao động về việc nghỉ không lương.

Duy Phách

  • Từ khóa

Xét xử đường dây lừa đảo ‘lùa’ khách đi xem đất: Khách bị bán thông tin ra sao?

Các bị can là nhân viên sale được hướng dẫn mua gói dữ liệu trên mạng internet, trong đó có sẵn thông tin cá nhân, số điện thoại của khách hàng đã từng...
15:24 - 16/07/2025
200 lượt xem

Khởi tố nhóm đối tượng lập phòng khám để tuyển dụng bác sĩ giả, lừa dối khách hàng

Ngày 15/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Đà Nẵng cho biết, vừa tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 7 đối tượng là...
14:33 - 16/07/2025
211 lượt xem

Khởi tố 2 đối tượng truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Tuyên Quang vừa có Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành Lệnh bắt tạm giam đối với Vũ Văn Thìn, sinh...
11:31 - 16/07/2025
313 lượt xem

Khám xét khẩn cấp nơi ở của Ý 'yểng'

Sau khi triệu tập Bùi Quốc Ý (biệt danh Ý 'yểng', ngụ P.Hạc Thành, Thanh Hóa) đến làm việc, Công an tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở...
07:23 - 16/07/2025
424 lượt xem

Nữ sinh bị dàn cảnh bắt cóc tại nhà nghỉ để tống tiền bố mẹ

Nữ sinh nhận được cuộc gọi từ số lạ, dẫn dắt theo kịch bản, dàn cảnh bắt cóc tại nhà nghỉ để gọi điện về tống tiền bố mẹ.
15:12 - 15/07/2025
821 lượt xem